Chuyển đến nội dung chính

TIÊU CHUẨN XỬ LÝ KHÍ THẢI NỒI HƠI

Hotline: 0985025566
TIÊU CHUẨN XỬ LÝ KHÍ THẢI NỒI HƠI
  1. Đặc điểm của khói thải nồi hơi
      Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao áp. Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác nhau, hiện nay người ta thường dùng ba loại nhiên liệu đốt lò chính là gỗ củi, than đá hoặc dầu F.O. Đặc điểm khói thải của các loại lò hơi khác nhau, tùy theo loại nhiên liệu sử dụng.

b. Đặc điểm khói thải lò hơi đốt củi
         Dòng khí thải ra ở ống khói có nhiệt độ vẫn còn cao khoảng 120 ~ 1500C, phụ thuộc nhiều vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí CO2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí.
         Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200C.
     Lượng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tớ 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3.

c.  Đặc điểm khói thải lò hơi đốt than đá
     Khí thải của lò hơi đốt than chủ yếu mang theo khói, tro bụi, CO2, CO, SO2 , SO3 và NOx do thành phần hoá chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng lưu huỳnh trong than ≅ 0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than, với than An-tra-xít Quảng Ninh lượng khí thải khi đốt 1 kg than là V020 ≈ 7,5 m3/kg.
d. Đặc điểm khói thải lò hơi đốt dầu F.O
    - Trong khí thải của lò hơi đốt dầu F.O người ta thường thấy có các chất sau: CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng.
  Tải lượng ô nhiễm của dầu F.O :
   - Lượng khí thải : Lượng khí thải khi đốt dầu F.O ít thay đổi.Nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy hết 1 kg dầu F.O là V020 = 10,6 m3/kg.
   Lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1 kg dầu F.O là : Vc20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu.
• Quy chuẩn kiểm soát ô nhiễm nồi hơi
     Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp QCVN 19-2009/BTNMT:
TT
Thông số
Nồng độ C (mg/Nm3)
A
B
1
Bụi tổng
400
200
2
Bụi chứa silic
50
50
3
Amoniac và các hợp chất amoni
76
50
4
Antimon và hợp chất, tính theo Sb
20
10
5
Asen và các hợp chất, tính theo As
20
10
6
Cadmi và hợp chất, tính theo Cd
20
5
7
Chì và hợp chất, tính theo Pb
10
5
8
Cacbon oxit, CO
1000
1000
9
Clo
32
10
10
Đồng và hợp chất, tính theo Cu
20
10
11
Kẽm và hợp chất, tính theo Zn
30
30
12
Axit clohydric, HCl
200
50
13
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF
50
20
14
Hydro sunphua, H2S
7,5
7,5
15
Lưu huỳnh đioxit, SO2
1500
500
16
Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)
1000
850
17
Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2
2000
1000
18
Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3
100
50
19
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2
1000
500

       Quý doanh nghiệp đã có những phương án và cách giải quyết để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do khói thải nồi hơi đem lại nhưng chưa có chưa hiệu quả hay hiệu quả đem lại chưa cao hoặc có đem lại hiệu quản nhưng chi phí bỏ ra rất nhiều…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ?, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ UASB

CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ? UASB là viết tắt của cụm từ “ Upflow Anaerobic Sludge Blanket Reactor ” là một dạng xử lý nước thải theo phương pháp kỵ khí. Đây là công nghệ xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học mà không cần sử dụng không khí hoặc oxy. Mục đích của công nghệ loại bỏ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật kỵ khí, vi sinh vật kỵ khí chuyển đổi các chất ô nhiễm hữu cơ thành khí metan (CH 4 ) và carbon dioxide (CO 2 ). Hình quá trình chuyển hóa trong xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ UASB Ưu điểm của công nghệ UASB như sau: Quá trình xử lý tạo ra một năng lượng khí sinh học, khí này có thể dùng cho mục đích sản xuất hoặc sinh hoạt Lượng chất thải sinh học (bùn hoạt tính) ít hơn nhiều so với quá trình hiếu khí do phần lớn đã được chuyển hóa thành dạng khí. Hiệu suất loại bỏ BOD lên tới 95%.  Công nghệ UASB phù hợp với các loại nước thải có thành phần hữu cơ cao (BOD khoảng 500mg/l, COD khoảng 4000 mg...

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ MÀNG MBR - 0985025566

Xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR cho hiệu quả do loại bỏ được các chất hữu, vô cơ, diệt khuẩn và được thay thế cho toàn cụm bể Aerotank, lắng, lọc, khử trùng. a. Nguyên tắc hoạt động  - Công nghệ xử lý nước thải sử dụng màng lọc MBR là công nghệ hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Công nghệ MBR kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý. Hình 1. Mô hình hệ thống XLNT sử dụng màng MBR - Sau khi xử lý sơ bộ nước thải sẽ được đưa vào bể hiếu khí (bể Areotank) có sử dụng màng lọc sinh học MBR. Tại đây, nước thải sẽ được thấm xuyên qua vách màng vào ống mao dẫn nhờ những lỗ rỗng cực nhỏ từ 0,01-0,2 μm. Màng chỉ cho nước sạch đi qua còn những tạp chất rắn, hữu cơ, vô cơ sẽ đượ...

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ?

>>>Xem thêm: UASB là gì? Cấu tạo của bể UASB  rất đơn giản gồm các thành phần chính như sau:  Hệ thống ống phân phối nước thải đầu vào Máng thu nước sau xử lý  Bộ phận tách, thu khí biogas (thường là tấm chắn khí có độ nghiêng lớn hơn 35 độ so với phương ngang nhằm tách khí ra khỏi nước thải một cách dễ dàng) Các bộ phận này được đơn giản hóa như hình vẽ sau đây: Nguyên lý hoạt động của công nghệ UASB Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ UASB gồm hai pha: pha axit và pha kiềm Trong pha axit, các vi khuẩn tạo axit (bao gồm các vi khuẩn tùy tiện, vi khuẩn yếm khí) hóa lỏng các chất rắn hữu cơ, sau đó lên men các chất hữu cơ phức tạp đó tạo thành các axit bậc thấp như axit béo, cồn, axit amin, amoniac, glyxerin, axeton, dihydrosunfua, CO 2  và H 2 Trong pha kiềm, các vi khuẩn tạo metan chỉ gồm các vi khuẩn yếm khí chuyển hóa các sản phẩm trung gian trên tạo thành CH 4  (metan) và CO 2  (cacbornic). Phản ứng chính t...