Chuyển đến nội dung chính

Xử lý khí thải sơn

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐỚI
Số 27 TT33, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Website: www.moitruongnhietdoi.com.vn
Hotline: 0985 02 5566

Xử lý khí thải ngành sơn

Sơn là thành phần không thể thiếu dùng để phủ bên ngoài sản phẩm. Sơn giúp cho bề mặt của sản phẩm bền, đẹp và bắt mắt hơn bởi sự đa dạng về chất liệu mà màu sơn. Hiện nay, sơn được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp.
Thành phần của sơn bao gồm : bột màu, bột phụ trợ, chất tạo màng, dung môi hữu cơ, chất phụ gia. Chúng tạo nên một  hỗn hợp đồng nhất giữa chất tạo màng và các chất màu có tính chất bám dính.
  • Chất tạo màng: chất tạo mạng thường được sử dụng là các hợp chất polyme hữu cơ hay còn gọi là nhựa (resin). Loại nhựa này có thể tan trong nước và một số dung môi khác
  • Phụ gia: đây là thành phần quan trọng trong sơn để tăng thêm một số tính năng của màng sơn. Các chất phụ gia bao gồm: chất hóa dẻo, chất làm khô, chất chống bọt, chống rêu mốc, chất dàn, chất chống lắng…
  • Bột màu: Là thành phần không thể thiếu được trong các sản phẩm sơn màu. Nhiệm vụ chính là tạo màu sắc, tạo độ phủ, tăng các tính năng cơ học của màng sơn. Bột màu thường dùng bao gồm bột màu vô cơ và bột màu hữu cơ
Dung môi là thành phần không thể thiếu trong sơn, dung môi là chất lỏng hoặc khí giúp cho quá trình hòa tan các chất khác trong một thể tích và nhiệt độ xác định. Dung môi hữu cơ sử dụng để làm sạch khô trước khi phun sơn, giúp pha loãng sơn,… dung môi hữu cơ có đặc điểm chung là dễ cháy, dễ bay hơi, hoặc có một số phát nổ. Dung môi hữu cơ nặng hơn không khí, chìm xuống đáy và di chuyển trong một khoảng cách lớn và gần như không bị pha loãng.
Các nhóm dung môi thường được sử dụng bao gồm:
Dung môi có chứa nhân thơm (toluene, xylen..) 30%
Dung môi dạng mạch thẳng 27%
Dung môi gốc xeton (methyl ethyl xeton-MEK, MIBK) 17%
Dung môi gốc alcohol (butyl alcohol, ethyl alcohol..) 17%
Dung môi loại khác 14%
Trong ngành sản xuất sơn, yếu tố gây ô nhiễm môi trường đáng lo ngại nhất chính là Bụi sơn và dung môi hữu cơ.
  • Bụi sơn được hình thành trong quá trình trộn, nghiền nhiên liệu. Đây là bụi tổng hợp gồm nhiều thành phần hóa học. Phát tán nhiều trong không khí, làm mất mỹ quan của xưởng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người làm việc tại xưởng. Một số thành phần có trong bụi sơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động là:  
  • Kim loại nặng, đặc biệt là chì. Chì trong sơn giúp chống gỉ, làm tươi màu sơn, làm quá trình khô sơn nhanh hơn. Khi hít phải hơi chì, nó sẽ di chuyển vào phổi rồi nhanh chóng chuyển sang máu và từ máu di chuyển đến các cơ quan như gan, thận, não, cơ bắp, tim. Nặng hơn, hơi chì sẽ gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên. Chì tác động lên enzym làm con người bị rối loạn các chức năng ảnh hưởng trực tiếp đến tủy xương gây ung thư.
  • Thủy ngân trong sơn giúp bảo quản và chống nấm mốc. Khi hít phải hơi thủy ngân con người sẽ bị khó thở, sốt, viêm miệng, co giật nôn, viêm ruột. Hơi thủy ngân ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, suy hô hấp. Ngoài ra, khi hít quá nhiều hơi thủy ngân sẽ khiến rối loạn hệ thần kinh.
  • Bột màu là thành phần không thể thiếu, trong đó bột màu cơ bản thông dụng nhất là titan dioxit (Ti2O) tạo màu trắng (65%), các bột màu vô cơ (33%) trong đó chủ yếu 27% là oxit sắt, oxit kẽm, kẽm bột, nhôm dạng nhão (paste), bột màu hữu cơ sử dụng với lượng nhỏ (2%). Màu vàng: sử dụng cromate kẽm, cromat chì. Bên cạnh bột màu là bột độn, loại  thường được sử dụng là thạch cao, CaCO3, bột tan, đất sét… Lượng bột màu và bột độn sử dụng là khoảng 30-200kg/tấn sơn. Bột màu thải ra môi trường dưới dạng bụi nhỏ li ti, bay và dễ phát tán trong không khí, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, gây viêm loét. Khi ngấm vào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tuần hoàn máu, hệ thần kinh
  • Dung môi hữu cơ
Dung môi hữu cơ hay còn gọi là VOC là thành phần được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng trong quá trình phun sơn. Có hai loại dung môi gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường không khí là hơi dung môi toluene và xylen. Khi bị nhiễm độc VOC con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, tổn hại khả năng sinh sản, tổn thương đến gan, than, suy hô hấp, ung thư và viêm da. Vì dung môi có đặc điểm di chuyển trong một khoảng cách khá lớn nên vấn đề dung môi hữu cơ ngấm vào lòng đất và nước.
Trước những mối nguy hiểm của sơn phun thì các doanh nghiệp cần có những biện pháp để xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Khí thải sau khi xử lý cần đạt QCVN19:2009/ BTNMT, cột B.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ?, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ UASB

CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ? UASB là viết tắt của cụm từ “ Upflow Anaerobic Sludge Blanket Reactor ” là một dạng xử lý nước thải theo phương pháp kỵ khí. Đây là công nghệ xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học mà không cần sử dụng không khí hoặc oxy. Mục đích của công nghệ loại bỏ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật kỵ khí, vi sinh vật kỵ khí chuyển đổi các chất ô nhiễm hữu cơ thành khí metan (CH 4 ) và carbon dioxide (CO 2 ). Hình quá trình chuyển hóa trong xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ UASB Ưu điểm của công nghệ UASB như sau: Quá trình xử lý tạo ra một năng lượng khí sinh học, khí này có thể dùng cho mục đích sản xuất hoặc sinh hoạt Lượng chất thải sinh học (bùn hoạt tính) ít hơn nhiều so với quá trình hiếu khí do phần lớn đã được chuyển hóa thành dạng khí. Hiệu suất loại bỏ BOD lên tới 95%.  Công nghệ UASB phù hợp với các loại nước thải có thành phần hữu cơ cao (BOD khoảng 500mg/l, COD khoảng 4000 mg...

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ MÀNG MBR - 0985025566

Xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR cho hiệu quả do loại bỏ được các chất hữu, vô cơ, diệt khuẩn và được thay thế cho toàn cụm bể Aerotank, lắng, lọc, khử trùng. a. Nguyên tắc hoạt động  - Công nghệ xử lý nước thải sử dụng màng lọc MBR là công nghệ hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Công nghệ MBR kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý. Hình 1. Mô hình hệ thống XLNT sử dụng màng MBR - Sau khi xử lý sơ bộ nước thải sẽ được đưa vào bể hiếu khí (bể Areotank) có sử dụng màng lọc sinh học MBR. Tại đây, nước thải sẽ được thấm xuyên qua vách màng vào ống mao dẫn nhờ những lỗ rỗng cực nhỏ từ 0,01-0,2 μm. Màng chỉ cho nước sạch đi qua còn những tạp chất rắn, hữu cơ, vô cơ sẽ đượ...

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ?

>>>Xem thêm: UASB là gì? Cấu tạo của bể UASB  rất đơn giản gồm các thành phần chính như sau:  Hệ thống ống phân phối nước thải đầu vào Máng thu nước sau xử lý  Bộ phận tách, thu khí biogas (thường là tấm chắn khí có độ nghiêng lớn hơn 35 độ so với phương ngang nhằm tách khí ra khỏi nước thải một cách dễ dàng) Các bộ phận này được đơn giản hóa như hình vẽ sau đây: Nguyên lý hoạt động của công nghệ UASB Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ UASB gồm hai pha: pha axit và pha kiềm Trong pha axit, các vi khuẩn tạo axit (bao gồm các vi khuẩn tùy tiện, vi khuẩn yếm khí) hóa lỏng các chất rắn hữu cơ, sau đó lên men các chất hữu cơ phức tạp đó tạo thành các axit bậc thấp như axit béo, cồn, axit amin, amoniac, glyxerin, axeton, dihydrosunfua, CO 2  và H 2 Trong pha kiềm, các vi khuẩn tạo metan chỉ gồm các vi khuẩn yếm khí chuyển hóa các sản phẩm trung gian trên tạo thành CH 4  (metan) và CO 2  (cacbornic). Phản ứng chính t...