Chuyển đến nội dung chính

CẨN TRỌNG KHI DÙNG NGUỒN NƯỚC NÀY!

Hiện nay ở Việt Nam thường khai thác và sử dụng các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là nước thô) từ nước mặt, nước ngầm.
Nước ngầm: được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Đặc trưng của nguồn nước ngầm như sau:
  • Độ đục thấp
  • Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định
  • Không có oxy nhưng có chứa nhiều khí như CO2, H2S
  • Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie
  • Thường chứa ít hoặc không có hiện diện của vi sinh vật
Một số khu vực đang sử dụng nguồn nước ngầm với đặc đểm:
  • Nước sử dụng đục, có cặn và cặn tích tụ thành và đáy các thiết bị chứa
  • Nước có mùi hôi tanh khó chịu
  • Nước có màu đen
>>XEM THÊM: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN CÔNG NGHIỆP CÔNG SUẤT 8M3/H
 Nước sinh hoạt có màu vàng và mùi tanh

NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM CỦA NGUỒN NƯỚC NÀY LÀ GÌ?

Nguyên nhân chính là do mangan bị oxi hóa tạo thành MNO2 có màu đen có trong nguồn nước. Trong quá trình phong hóa, rửa trôi của đất thì mangan tích tụ trong nguồn nước mặt như ao, hồ, sông, suối, biển… Nguồn nước này dần dần ngấm vào lòng đất và tích tụ trong các lỗ hổng tạo nước ngầm. Mangan hầu hết có mặt trong nguồn nước của tất cả các nơi. Hàm lượng mangan trong tự nhiên tùy thuộc vào các điều kiện như địa chất, quá trình phong hóa, vi sinh vật trong nước. Theo QCVN MT- 09:2015?BTNMT thì hàm lượng mangan cho phép là nhỏ hơn 0,5 mg/l. Với các hàm lượng lớn hơn 0,5mg/l thì nguồn nước có mùi tanh, nước đục và màu đen. 


 Nước sinh hoạt có mùi lạ
Nguồn nước này khi sử dụng sẽ gây bẩn quần áo trong quá trình giặt, không gây ra tác động trực tiếp luôn tới sức khỏe. Thời gian sử dụng lâu dài sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra các vấn đề về da, mắt và đặc biệt là hệ thần kinh của cong người.

CÁC TÁC ĐỘNG XẤU KHI SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM 

Hoạt động sinh hoạt hàng ngày:
Nước sinh hoạt chứa mangan thường tích tụ cặn ở thiết bị bơm chứa, đường ống gây nghẽn máy bơm, đường ống , lâu dài làm hỏng máy bơm và tắc đường
Trong quá trình giặt giũ, lau nhà hay rửa đồ dùng, sẽ làm bẩn thêm, thay màu và tích tụ trong máy giặt. Nguồn nước này gây cảm giác khó chịu cho quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Ảnh hưởng tới sức khỏe:
Với nồng độ thấp và thời gian tiếp xúc, sử dụng ngắn có thể gây ngứa ngáy khó chịu cho người sử dụng đặc biệt là trẻ nhỏ. Nặng hơn có thể gây viêm da.
Mangan không có khả năng gây đột biến cũng như hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư. Với thời gian tiếp xúc lớn thì sẽ tích tụ trong gan, thận, khiến suy giảm các chức năng bài tiết. Bên cạnh đó, nó còn có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng giống với parkinson. Mangan đặc biệt gây ảnh hưởng lớn tới trẻ nhỏ vì cơ thể trẻ dễ hấp thụ mà khả năng bài tiết kém.
 sử dụng nguồn nước ô nhiễm

Vì vậy cần lựa chọn các giải pháp sử dụng nguồn nước sạch và an toàn, để bảo vệ tốt nhất cho gia đình chúng ta


 Liên hệ với công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ?, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ UASB

CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ? UASB là viết tắt của cụm từ “ Upflow Anaerobic Sludge Blanket Reactor ” là một dạng xử lý nước thải theo phương pháp kỵ khí. Đây là công nghệ xử lý nước thải sử dụng phương pháp sinh học mà không cần sử dụng không khí hoặc oxy. Mục đích của công nghệ loại bỏ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật kỵ khí, vi sinh vật kỵ khí chuyển đổi các chất ô nhiễm hữu cơ thành khí metan (CH 4 ) và carbon dioxide (CO 2 ). Hình quá trình chuyển hóa trong xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ UASB Ưu điểm của công nghệ UASB như sau: Quá trình xử lý tạo ra một năng lượng khí sinh học, khí này có thể dùng cho mục đích sản xuất hoặc sinh hoạt Lượng chất thải sinh học (bùn hoạt tính) ít hơn nhiều so với quá trình hiếu khí do phần lớn đã được chuyển hóa thành dạng khí. Hiệu suất loại bỏ BOD lên tới 95%.  Công nghệ UASB phù hợp với các loại nước thải có thành phần hữu cơ cao (BOD khoảng 500mg/l, COD khoảng 4000 mg...

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ MÀNG MBR - 0985025566

Xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR cho hiệu quả do loại bỏ được các chất hữu, vô cơ, diệt khuẩn và được thay thế cho toàn cụm bể Aerotank, lắng, lọc, khử trùng. a. Nguyên tắc hoạt động  - Công nghệ xử lý nước thải sử dụng màng lọc MBR là công nghệ hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Công nghệ MBR kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý. Hình 1. Mô hình hệ thống XLNT sử dụng màng MBR - Sau khi xử lý sơ bộ nước thải sẽ được đưa vào bể hiếu khí (bể Areotank) có sử dụng màng lọc sinh học MBR. Tại đây, nước thải sẽ được thấm xuyên qua vách màng vào ống mao dẫn nhờ những lỗ rỗng cực nhỏ từ 0,01-0,2 μm. Màng chỉ cho nước sạch đi qua còn những tạp chất rắn, hữu cơ, vô cơ sẽ đượ...

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ UASB LÀ GÌ?

>>>Xem thêm: UASB là gì? Cấu tạo của bể UASB  rất đơn giản gồm các thành phần chính như sau:  Hệ thống ống phân phối nước thải đầu vào Máng thu nước sau xử lý  Bộ phận tách, thu khí biogas (thường là tấm chắn khí có độ nghiêng lớn hơn 35 độ so với phương ngang nhằm tách khí ra khỏi nước thải một cách dễ dàng) Các bộ phận này được đơn giản hóa như hình vẽ sau đây: Nguyên lý hoạt động của công nghệ UASB Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ UASB gồm hai pha: pha axit và pha kiềm Trong pha axit, các vi khuẩn tạo axit (bao gồm các vi khuẩn tùy tiện, vi khuẩn yếm khí) hóa lỏng các chất rắn hữu cơ, sau đó lên men các chất hữu cơ phức tạp đó tạo thành các axit bậc thấp như axit béo, cồn, axit amin, amoniac, glyxerin, axeton, dihydrosunfua, CO 2  và H 2 Trong pha kiềm, các vi khuẩn tạo metan chỉ gồm các vi khuẩn yếm khí chuyển hóa các sản phẩm trung gian trên tạo thành CH 4  (metan) và CO 2  (cacbornic). Phản ứng chính t...