Nước thải phát sinh từ nhà hàng, hộ gia đình gồm nước thải nhà vệ sinh, nước thải từ quá trình nấu ăn và nước thải sinh hoạt. Các nước thải này có đặc trưng:
- Hàm lượng chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng cao
- Hàm lượng BOD, COD, tổng N, tổng P lớn
- Nước thải có nhiều hóa chất tẩy rửa nên có chỉ số pH khá cao
- Nước thải chứa dầu mỡ
Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu ăn, vệ sinh cá nhân,…từ các hộ gia đình.
Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm 2 loại chính: nước đen và nước xám
Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.
Nước xám là nước thải phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể.
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ơ nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nito và Photpho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn nước tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng - một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng N, P cao, trong đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nước trở lên bị ô nhiễm.
Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, đặc biệt là trong phân, đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi,…) thâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp,… và sau đó có thể gây bệnh.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
* Thiết bị XLNT
|
* Công nghệ XLNT
|
* XLNT đặc trưng
|
Nhận xét
Đăng nhận xét